Hành tinh đôi đông chí là hiện tượng vũ trụ đặc biệt, được các nhà chiêm tinh gọi là sự kết hợp tuyệt vời. Vậy hiện tượng này là gì? Khi nào xảy ra? Để giải đáp thắc mắc này cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Hành tinh đôi đông chí là hiện tượng gì?
Hành tinh đôi Đông chí là một hiện tượng thiên văn đặc biệt. Khi mà hai hành tinh lớn – Sao Thổ và Sao Mộc – gần nhau trong bầu trời tới mức có thể dễ dàng quan sát bằng kính viễn vọng. Trước đó vào Đông chí 21/12/2020, hành tinh đôi này đã gặp nhau, tạo nên sự kiện đặc biệt được nhiều người quan tâm.
Có lẽ, sự đặc biệt của hành tinh đôi nằm ở sự xuất hiện hiếm hoi của chúng. Bởi lần đây nhất hai hành tinh này xuất hiện cùng nhau là vào năm 1623, cách khoảng 400 năm. Khi ấy hai hành tinh này tiệm cận nhau với một góc lệch 0,1 độ. Chúng đã tạo thành một điểm sáng nổi bật trên bầu trời, giống như một ngôi sao lấp lánh. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của công chúng và cộng đồng thiên văn trên toàn thế giới.
>> Xem thêm: Mặt trời mọc ở hướng nào
2. Ý nghĩa của ngày hành tinh đôi đông chí
Ngày hành tinh đôi vào năm 2020 đã ghi dấu một sự kiện thiên văn đặc biệt. Khi mà sao Thổ và sao Mộc tiệm cận nhau đến mức gần nhất trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù hai hành tinh này thường xuất hiện gần nhau trên bầu trời khoảng 20 năm/ lần. Nhưng khoảnh khắc ngày 21/12 năm đó được cho là hiếm gặp nhất. Trong lần này, chúng chỉ cách nhau khoảng ⅕ đường kính của hệ Mặt Trăng.
So với lần trước đó vào năm 2000, hai hành tinh này đã có khoảng cách lớn hơn nhiều, tương ứng với hai chiều rộng Mặt Trăng. Lần tiếp theo xảy ra hiện tượng này phải đợi tới khoảng 60 năm nữa. Do vậy mà việc chiêm ngưỡng hành tinh đôi Đông chí trở thành một trải nghiệm quý báu, nhất là cho những ai may mắn chứng kiến.
Sự mong chờ chiêm ngưỡng hiện tượng không chỉ bởi sự hiếm hoi mà còn bởi sự kỳ diệu mà thiên nhiên đã tạo ra. Đối với nhiều người, việc quan sát hiện tượng này chỉ diễn ra một lần trong đời.
>> Tham khảo: Giá tiền công sơn nước
3. Tóm tắt sự kiện ngày đông chí năm 2020
Hiện tượng Đông chí đã diễn ra vào 21/12/2020, không chỉ đánh dấu thời điểm Mặt trời xuất hiện ở vị trí thấp nhất trên bầu trời Bắc bán cầu. Mà còn xảy ra một sự kiện thiên văn đặc biệt khác. Trong thời gian ấy, sao Thổ và sao Mộc, hai hành tinh lớn trong hệ Mặt trời đã tiệm cận nhau một cách ấn tượng, chỉ nằm cách nhau khoảng 0,1 độ – tương ứng với một phần nhỏ chiều rộng của mặt trăng tròn. Google Doodle cũng đã vinh danh sự kiện này trên trang chủ của mình. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là dù chúng gần nhau trên bầu trời, thực tế thì chúng vẫn cách biệt khoảng 450 triệu dặm
Với những ai đang sống ở vĩ độ 23,5 độ Nam. Ngày Đông chí cũng đánh dấu thời điểm họ có thể nhìn thấy Mặt trời đứng thẳng trên đầu vào buổi trưa. Sau ngày này, Mặt Trời đã bắt đầu di chuyển về phía bắc.
Lưu ý là Ngày Đông Chí không phải là ngày Mặt Trời mọc muộn nhất hay lặn sớm nhất. Thực tế, những hiện tượng đó xảy ra khoảng hai tuần trước và sau ngày Đông chí. Nguyên nhân chủ yếu là bởi quỹ đạo hình elip của Trái đất quanh Mặt trời, chứ không phải là một đường tròn hoàn hảo.
Mùa đông ở Bắc bán cầu không phụ thuộc vào khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Thực ra, chúng ta sẽ gần Mặt trời nhất vào tháng Giêng. Mùa đông sẽ được xác định bởi độ nghiêng của trục Trái đất.
Có thể nói, ngày Đông chí 2020 không chỉ là một ngày Đông chí thông thường. Mà đó còn là thời điểm thiên nhiên biểu diễn một sự kiện thiên văn kỳ diệu – hành tinh đôi. Đây là một hiện tượng chỉ xuất hiện mỗi 60 năm một lần.
4. Ở Việt Nam có xem được hành tinh đôi đông chí không?
Ở Việt Nam, sự kiện thiên văn học đặc biệt này cũng đã diễn ra vào ngày 21-12-2020, cùng với ngày Đông chí. Theo như thông tin, từ 17h30 đến 19h30, người yêu thiên văn đã có cơ hội chứng kiến hiện tượng Hành tinh đôi Đông chí. Đây là một trong những khoảnh khắc thiên văn hiếm hoi, ấn tượng của thiên nhiên.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến hiện tượng hành tinh đôi đông chí. Hy vọng, sonthaibinhduong.com đã mang đến phần nào cái nhìn tổng quan cho bạn về vấn đề này. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!