Chiều Dài Sân Cầu Lông Đơn Và Đôi- Kích Thước Tiêu Chuẩn

Chiều dài sân cầu lông

Chiều dài sân cầu lông là bao nhiêu? Kích thước tiêu chuẩn sân cầu lông bao nhiêu? ! Đây là thắc mắc được nhiều người tìm kiếm. Theo Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF, kích thước sân cầu sẽ phụ thuộc là sân cầu lông đánh đơn và sân cầu lông đánh đôi. 

1. Kích thước, Chiều dài sân cầu lông tiêu chuẩn

Không phải ai cũng rõ về kích thước tiêu chuẩn sân cầu lông đơn và đôi là bao nhiêu. Kích thước sân cầu lông có dạng hình chữ nhật với các kích thước cơ bản như sau: Chiều dài: 13.4m và chiều rộng: 5.18m đối với sân đánh đơn hoặc chiều rộng là 6.1m đối với sân cầu đánh đôi.

Chiều dài sân cầu lông
Kích thước sân cầu lông đơn và đôi

1.1. Kích thước sân cầu lông đơn tiêu chuẩn

Theo Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) có quy định kích thước sân cầu lông đánh đơn cụ thể như sau:

 – Chiều dài sân: 13.4m

 – Chiều rộng sân (không tính vạch 2 đường bên): 5.18m

 – Độ dài đường chéo sân: 14.3m

1.2. Kích thước sân cầu lông đôi

 Theo Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) có quy định kích thước sân cầu lông đánh đôi cụ thể như sau: 

– Chiều dài sân : 13.4m

– Chiều rộng sân ( tính cả 2 đường bên) : 6.1m

– Độ dài đường chéo sân : 14,3m

1.3. Những lưu ý về chiều dài sân cầu lông tiêu chuẩn 

Thông thường, cách để phân biệt với nền thì đường kẻ biên sẽ có màu vàng hoặc màu trắng. Và đường kẻ biên có độ dày khoảng 4cm. Ngoài ra, kích thước tiêu chuẩn sân cầu lông đơn hay đôi cũng sẽ được tính từ mép ngoài cùng biên này đến mép ngoài cùng biên bên kia.

1.4. Diện tích của sân cầu lông tiêu chuẩn

Sân cầu lông là loại sân hình chữ nhật với kích thước với kích thước như sau: 

-Chiều dài : 13.4m

-Chiều rộng : sân đơn 5.18m và sân đôi 6.1m

Tùy vào kích thước tiêu chuẩn là sân cầu lông đơn hay đôi mà chúng ta tính được diện tích khác nhau. Với sân cầu lông đơn sẽ có diện tích 69,412m2 trong khi sân cầu lông đôi sẽ có diện tích 81,74m2.

 

2. Hướng dẫn cách vẽ sân cầu lông chuẩn BWF

Để vẽ sân cầu lông chuẩn theo kích thước chuẩn BWF, bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

Thước dây (30 – 50m): Dùng để đo và đánh dấu kích thước

Băng dính: dùng để vẽ sân cầu lông, cố định các cạnh trước khi tiến hành sơn

Sơn, vôi nước: Dùng để kẻ vạch sân

Chổi quét sơn hoặc con lăn: chổi dùng quét sơn để vẽ sân cầu lông .

Bước 2: Đo kích thước sân chuẩn.

Sau khi chuẩn bị dụng cụ trên, bạn cần tiến hành đo theo kích thước tiêu chuẩn, chiều dài sân cầu lông như trên. Ở bước này, bạn dùng thước dây để căng và đo theo bản mẫu. Tiếp đó, bạn tiến hành đánh dấu các điểm chính của sân cầu lông bằng cách dán băng dính tại các góc.

Lưu ý: Ở bước này cần có ít nhất 2 người để đo đạc và căn chỉnh sao cho các điểm được xác định và chính xác nhất.

Bước 3: Tạo khung cho sân cầu lông

Bạn sử dụng băng dính để tiến hành tạo khung cho toàn bộ sân trước khi tiến hành kẻ sơn. Bước này sẽ giúp cho bạn căn chỉnh chính xác khoảng cách và độ cong của các đường kẻ.

Bước 4: Vẽ hoàn thiện sân cầu lông

Bạn dùng chổi quét sơn hoặc con lăn để vẽ các đường biên cho sân trước tiên. Tiếp đó tiếp tục tiến hành kẻ những đường nhỏ bên trong sân cầu lông. Sau khi đã hoàn thành, bạn đợi 30 – 50 phút cho sơn khô sau đó tháo bỏ toàn bộ băng dính trên sân.

Chiều dài sân cầu lông
Thành phầm sân cầu lông chuẩn kích thước

3. Quy cách thiết kế sân cầu lông

Bên cạnh kích thước tổng thể, để thiết kế được sân cầu lông đạt chuẩn, bạn cần hiểu ý nghĩa về các vạch, luật cầu lông cũng như quy cách của các đường kẻ trên sân cầu lông.

3.1. Ý nghĩa của các vạch trên sân cầu lông

Mỗi đường kẻ trên sân cầu lông sẽ đều có ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:

Tên đường kẻ Ý nghĩa
Baseline (Đường cơ bản) Vạch kẻ nằm ở cuối mỗi sân, song song với lưới

Chiều dài của đường kẻ Baseline sẽ bằng với chiều rộng của sân

Doubles sideline (Đường sân đôi) Đường thẳng tạo thành ra các đường phân chia ranh giới bên ngoài cho sân cầu lông
Center line (Đường trung tâm) Nằm vuông góc với lưới giúp phân chia sân thành 2 phần bằng nhau để thực hiện giao cầu
Short service line Nằm cách lưới 2m, đây là vạch giao cầu ngắn
Long service line Vạch giao cầu dài

 

3.2. Quy cách về thiết kế sân cầu lông

Bên cạnh về vạch kẻ trên sân, bạn cũng cần lưu ý về quy cách sân cầu lông trong thiết kế như sau: 

Sân cầu lông sẽ có dạng hình chữ nhật và thường sơn màu xanh dương hoặc màu xanh lá cây.

Bề mặt sân thường làm từ thảm cao su tổng hợp hoặc bằng gỗ cứng.

Đường biên của sân được kẻ rõ ràng với độ rộng là 4cm, và được sơn màu vàng hoặc trắng.

Trụ cầu lông có chiều cao khoảng 1.55 m và được đặt trên mỗi đường biên đôi.

Phạm vi của sân cầu lông được tính từ mép ngoài cùng của đường biên bên này đến mép ngoài cùng của đường biên bên kia.

Chiều dài sân cầu lông
Quy định về chiều cao của lưới cầu lông

4. Quy định về trang thiết bị trên sân cầu lông tiêu chuẩn

Ngoài tiêu chuẩn về Chiều dài sân cầu lông, diện tích sân cầu lông hay không gian xung quanh. Thì sân cầu lông theo tiêu chuẩn còn phải đảm bảo các quy định về phụ kiện trên sân như sau:

4.1. Cột căng lưới sân cầu lông

Hai cột căng lưới được đặt trên đường biên đôi để phục vụ đánh cầu lông đơn và đánh cầu lông đôi.

Cột cầu lông chia ra làm 2 loại như sau: 

– Cột cầu lông có bánh xe thuận tiện di chuyển cũng như dễ dàng tháo lắp.

– Cột cầu lông xếp đa năng dành cho các sân tập luyện hoặc thi đấu cầu lông giải chuyên nghiệp.

Hai cột lưới phải có chiều cao tiêu chuẩn tính từ mặt sân là 1m55. Hai cột căng lưới cũng cần phải đảm bảo chắc chắn, đứng thẳng khi căng lưới lên.

Hai cột trụ cầu lông cùng các phụ kiện đi kèm ( chẳng hạn như ghế cầu lông) không được đặt vào trong sân mà phải đặt ở ngoài đường biên của sân.

4.2. Lưới cầu lông

– Lưới cầu lông tiêu chuẩn phải có chiều rộng 0.76m và chiều dài ngang sân  là khoảng 6.7m.

– Lưới phải làm từ những sợi nilon hoặc sợi tổng hợp mềm, có độ dày đều nhau , màu phải đậm. Mắt lưới thì không lớn hơn 20mm và không được nhỏ hơn 15mm.

– Phần đỉnh lưới sẽ được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc có dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới cần đảm bảo nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.

– Luật cầu lông quốc tế có quy định không được để khoảng trống giữa lưới và hai cột lưới. Vị trí lưới cần thiết kế phải két sát vào thân trụ cầu lông.

4.3 Chiều cao của mái che sân cầu lông

Chiều cao mái che cho sân cầu lông tiêu chuẩn là 9m. Tuy nhiên, hiện này nhiều khu vực không cho xây dựng quá cao. Do đó nhiều chủ đầu tư chỉ thiết kế chiều cao tầm 7-8m.

4.4 Một số đường kẻ đúng kích thước của sân cầu lông tiêu chuẩn

Theo Liên đoàn cầu lông Quốc tế, sân cầu lông tiêu chuẩn sẽ chứa các đường kẻ chuẩn dành cho cả người chơi đơn và chơi đôi. Cụ thể:

Sân cầu lông đánh đôi thì được chỉ định bởi các đường kẻ bên ngoài.

Sân cầu lông đánh đơn dùng đường kẻ bên trong.

Baseline : Đường biên phải song song với lưới và nằm ở cuối mỗi bên sân.Chiều dài của Baseline sẽ bằng chiều rộng sân cầu lông

Doubles sideline : Là đường thẳng với Baseline giúp tạo ra các đường ranh giới bên ngoài sân cầu lông

Center line: Là đường kẻ vuông góc với lưới, giúp phân chia sân thành 2 phần phải và trái để các tuyển thủ có thể thực hiện giao cầu

Short service line : Cách lưới khoảng 2m, hay còn gọi là vạch giao cầu ngắn.

Long service line : Là vạch giao cầu dài, khi giao cầu bạn sẽ không được để cầu đi quá vạch này.

Đại lý sơn nước chính hãng Thái Bình Dương

Chúng tôi luôn mong muốn mang đến giá trị cho cộng đồng chính là mang lại niềm tin trong tiêu dùng. Khách hàng có trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Hotline 0865.663.918 hoặc hòm thư: ngloan2712@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *